Bạn đã bao giờ nghĩ mình hoàn toàn có thể món bánh mì que thơm ngon hấp dẫn ngay tại căn bếp của gia đình hay chưa? Không gì là không thể, thử ngay cách làm bánh mì que với công thức siêu đỉnh dưới đây cùng Ngoctan nhé!
Hướng dẫn chi tiết công thức làm bánh mì que
#1. Cách làm vỏ bánh mì
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Bột mì: 500g
- Muối: ¾ muỗng
- Men nở (bột nở): 5g
- Bột bắp: 90g
- Nước ấm: 1,5 chén
Các bước tiến hành làm vỏ bánh mì que
Bước 1: Trộn bột bánh
- Đầu tiên, bạn cho 5g men nở vào bát lớn rồi cho tiếp 90g bột bắp, 200ml nước ấm vào. Sau đó bạn để nguyên để men được kích hoạt, men nổi lên như gạch cua là được.
- Tiếp theo, trộn 1 nhúm muối nhỏ và phần bột mì còn lại vào âu bột trộn đều lên, tiếp tục cho phần nước men đã kích hoạt vào và thêm nước dần đến khi hỗn hợp bột được đồng nhất. Cách đơn giản để kiểm tra xem bột đã chuẩn hay chưa bằng cách dùng tay kéo bột. Nếu bột có độ dai nhất định, không bị đứt đoạn là đã đạt chuẩn.
Bước 2: Tiến hành nhào bột
Lấy phần bột bên trên ra khỏi âu, rắc một chút bột khô lên bề mặt phẳng tạo thành lớp bột áo chống dính. Sau đó, dùng tay nhào bột liên tục trong khoảng 10 – 15 phút, khối bột lúc này sẽ có độ mềm, không dính tay và dẻo dai.
Bước 3: Ủ bột
Bạn quét một lớp dầu ăn thật mỏng vào xung quanh âu, cho phần bột đã nhào xong vào rồi dùng một tấm khăn ẩm để bột nở. Thực hiện ủ bột trong khoảng 1 tiếng ở nơi thoáng mát, khi bột nở gấp 3 lần là được.
Bước 4: Tạo hình bánh mì que
Lấy phần bột đã ủ ra và chia thành những viên nhỏ bằng nhau. Dùng cây cán bột, cán thật mỏng ra, chú ý cán phần rìa dày hơn để tạo hình bánh hình thon nhỏ, chiều dài khoảng 12cm. Tiếp đó, dùng dao rạch bánh mì thành những đường chéo song song hoặc một đường dài chính giữa.
Bước 5: Nướng bánh
Bật lò nướng trước khi cho bánh mì khoảng 15 phút ở nhiệt độ 200 độ C, sau đó cho phần bánh mì đã tạo hình xong vào khay đựng và đặt vào lò nướng. Nướng bánh trong khoảng 10 phút với nhiệt độ 180 – 200 độ C, sau đó điều chỉnh nhiệt độ xuống 150 độ C với 20 phút tiếp theo. Thành phẩm bánh mì chín nóng hồi giòn tan là đạt.
#2. Hướng dẫn làm nhân bánh mì
Pate chính là phần nhân quyết định đến độ ngon và đặc sắc của món bánh mì que này. Công thức làm nhân pate vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Gan lợn: 200-300g
- Thịt nạc vai: 150g
- Bột mì: 300g
- Mỡ phần: 50g
- Trứng gà: 1 quả
- Sữa tươi không đường: 1 túi
- Tỏi: 1 củ
Các bước tiến hành làm nhân bánh mì que
Bước 1: Tiến hành sơ chế nguyên liệu
- Gan lợn mua về rửa sạch, thái thành những lát mỏng và ngâm vào sữa tươi không đường đã chuẩn bị để loại bỏ mùi hôi và độc tố có trong gan.
- Phần thịt nạc và mỡ rửa sạch, thái thành những miếng mỏng, cho vào luộc sơ cho chín rồi vớt ra. Tiếp đó, bạn lấy 1 phần thịt mỡ chia làm hai phần, 1 nửa thái thành từng miếng hạt lựu và phần còn lại lát thành từng miếng mỏng dài để hấp pate.
- Tỏi bóc hết phần vỏ lụa, đập dập và băm nhỏ ra. Sau đó, đem trộn đều với gan lợn, thịt nạc và mỡ hạt lựu đã chuẩn bị. Nêm thêm chút gia vị như 1 thìa nước mắm, 1 thìa bột ngọt, ½ thìa tiêu xay.
Bước 2: Xay nhuyễn pate
- Cho phần nguyên liệu đã sơ chế, trừ phần mỡ cắt thành miếng vào máy xay. Khởi động máy và xay cho đến khi phần thịt thật nhuyễn mịn đều.
- Dùng thìa nhỏ lấy phần pate đã xay trộn chung với 1 quả trứng gà vào trộn đều để pate có độ dính thơm ngon hơn.
Bước 3: Hấp pate
Xếp phần mỡ thái miếng từ trước vào trong khuôn đựng pate rồi đổ phần pate đã xay vào. Cho pate vào nồi hấp cách thủy trong khoảng thời gian 3 – 4 tiếng với lửa nhỏ và vừa. Sau khi pate chín thì lấy ra, để nguội và cho vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản nhé.
#3. Hướng dẫn chuẩn bị nước sốt bánh mì
Chuẩn bị nguyên liệu
- 3 quả cà chua chín, vỏ đỏ, căng mọng và không bị héo thối.
- 1 củ hành tím, ớt tươi
- Gia vị: đường, nước mắm, hạt tiêu, muối, dầu ăn
Các bước tiến hành làm nước sốt chua cay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bạn rửa sạch phần cà chua, thái hạt lựu để giúp cà chua nhuyễn nhừ hơn khi nấu. Hành tím bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ.
- Rửa sạch ớt tươi, bỏ phần hạt, băm nhỏ (tùy thuộc vào độ cay mong muốn để căn chỉnh lượng ớt vừa đủ).
Bước 2: Tiến hành chế biến phần nước sốt
- Đầu tiên, bạn cho dầu vào chảo, khi dầu nóng nhanh tay cho hành tím băm nhỏ vào chảo phi thơm vàng rồi cho tiếp cà chua vào đảo đều, thêm ½ bát nước con.
- Bạn nêm thêm một nhúm muối,1 thìa nước mắm và cho thêm 1 thìa đường vào cà chua. Bạn điều chỉnh mức gia vị lại một lần sao cho hợp với khẩu vị của mình.
- Sau khi cà chua chín và nhừ đều, nước sốt lúc này bắt đầu sôi lên thì bạn đun với lửa nhỏ và thường xuyên đảo đều tay để cà chua không bị cháy dưới đáy, sốt sánh dần và sền sệt. Tiếp đó, bạn cho thêm ớt vào nước sốt, giảm nhỏ lửa và đảo thêm một chút và có thể tắt bếp cho nước sốt ra tô để ăn kèm bánh mì.
Hướng dẫn công thức bánh mì que Đà Nẵng
Bánh mì que Đà Nẵng là một trong những món ăn ngon, đặc sản của vùng biển. Bạn có thể tham khảo chi tiết quy trình thực hiện sau đây:
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 359g gan lợn
- 500g thịt nạc vai
- 200g bì lợn
- 150g mỡ trắng nguyên tảng
- Bánh mì que
- Sữa tươi không đường
- Tỏi, hành khô, hành tây, hạt tiêu
- Các gia vị: muối, bột ngọt, dầu ăn. nước mắm
Các bước thực hiện
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu làm bánh mì que
- Thái gan lợn ra từng miếng, đổ sữa tươi vào để ngâm trong vòng 30 phút rồi rửa sạch lại.
- Bì lợn bóp muối để làm sạch.
- Sau đó cho bì cùng thịt lợn chần qua nước sôi trong vòng 10 phút, vớt ra và để thật ráo. Bì lợn thái nhỏ thành sợi chỉ, thịt thái miếng mỏng.
- Rửa sạch mỡ lợn và thái mỏng để tạo độ béo ngậy cho pate. Sau đó thái hành tây thành từng miếng hạt lựu và thái nhỏ tỏi, hành khô bóc vỏ lụa, đập dập và băm thật nhuyễn.
Bước 2: Xay nhân pate
Bắc chảo lên bếp, cho vào 20ml dầu ăn chờ sôi rồi lần lượt thêm hành khô, tỏi băm, gan lợn, thịt, bì heo và nêm cùng 1 thìa nước mắm vào đảo thật đều đến khi cạn nước. Thêm 1 thìa hạt, 1 thìa, bột ngọt vào xào cùng cùng. Sau cùng các bạn cho toàn bộ phần nhân đã xào vào xay hỗn hợp trên cho nhuyễn mịn.
Bước 3: Hấp pate
Bạn lấy miếng mỡ đã thái mỏng vào khay. Sau đó sử dụng thêm bơ lạt hoặc dầu ăn quét một lớp mỏng xung quanh khuôn để chống dính. Tiếp tục bọc kín miệng khuôn hấp bằng giấy bạc, việc này giúp tránh quá trình hấp pate bị hấp hơi bên trong. Bật bếp hấp pate trong khoảng 60- 80 phút bằng 1 nồi thường đến khi pate chín đều, béo ngậy và thơm.
Bước 4: Hoàn tất
Sau khi pate được hấp chín, mềm và sẽ có mùi thơm và vị béo ngậy, Các bạn xẻ dọc bánh mì que phết pate vào giữa. Sau đó cho thêm 1 chút tương ớt và một chút rau dưa ăn kèm để ng hơn nhé.
Cách làm bánh mì que Hải Phòng ngon
Bánh mì que Hải Phòng có đặc trưng là khá cay. Trong đó phần vỏ bánh dai và hòa quyện với nhân pate rất thơm bùi và phù hợp với khẩu vị của nhiều người. Cùng Ngoctan học cách làm bánh mì que cay Hải Phòng như sau:
Các bước làm bánh mì que Hải Phòng
- Bước 1: Làm bánh mì ( Tham khảo hướng dẫn chi tiết)
- Bước 2: Tiến hành làm nhân pate: Tương tự như phần nhân pate chi tiết đã hướng dẫn ở công thức trên. Bạn tham khảo và gia giảm gia vị tùy thích nhé.
- Bước 3: Cách làm nước sốt bánh mì que Hải Phòng – Chí Chương
Chi tiết cách làm nước sốt bánh mì que
Các bạn bóc bỏ lớp vỏ lụa của tỏi và tráng sạch bằng nước sôi để nguội. Sau đó các bạn đem 2 củ tỏi đi băm hoặc xay nhuyễn. Chuẩn bị 6 – 7 quả ớt tươi nhỏ, các bạn đem bỏ phần cuống, rửa sạch và bỏ bớt hạt, gia giảm độ cay theo khẩu vị gia đình nhé. Phần cà chua, chọ 3 quả chín mọng mang đi rửa sạch,tiếp tục hấp cách thủy trong vòng 10 phút để cà chua chín mềm. Khi hỗn hợp đã chín các bạn bỏ thêm muối và xay nhuyễn mịn.
Bắc chảo lên bếp, cho toàn bộ hỗn hợp cà chua ớt và tỏi xay và nấu sôi trên lửa nhỏ, đảo đều tay tránh hỗn hợp bị cháy bén chảo. Nêm nếm cùng 1 thìa mắm ngon, 1 thìa bột ngọt và 1 thìa tiêu xay, nếu bạn không ăn được cay có thể cho thêm 1 thìa đường và hỗn hợp tương ớt để thưởng thức món bánh mì cay thêm phần hấp dẫn. Chan phần nước sốt cùng bánh mì que kẹp pate béo ngậy hoặc chấm cùng để cảm nhận hương vị đặc trưng của món bánh mì Hải Phòng nổi tiếng này nhé.
Một số lưu ý trong cách làm bánh mì que
- Gan lợn là thành phần chính làm pate, trong quá trình lựa chọn và chế biến cần phải đảm bảo ngâm sữa để khử độc, rửa và sơ chế kỹ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Khi xay gan lợn cùng những nguyên liệu khác, không nên xay quá nhuyễn, gan sẽ bị bột.
- Trong quá trình hấp pate, không nên cho quá nhiều nước vào nồi để tránh việc nước sẽ tràn vào pate gây rỗ hoặc lỏng, giảm độ ngon.
- Gia vị cho vào pate, nước sốt có thể tùy chỉnh để phù hợp với khẩu vị của từng gia đình.
Với cách làm bánh mì que trên, chắc hẳn bạn sẽ có thêm một món vô cùng thơm ngon và dễ làm để chiêu đãi cả nhà rồi. Chúc các bạn thành công với công thức mà Ngoctan chia sẻ nhé!