Cá hồi là một trong những loài cá phổ biến và rất tốt cho bé, tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về những lợi ích dinh dưỡng từ cá hồi, cũng như những nguy hiểm tiềm ẩn trong loại thực phẩm này. Vậy hãy cùng tìm hiểu rõ trong bài viết và để dành 1 list những cách chế biến cá hồi cho bé ăn cơm và ăn dặm để chế biến dần, chắc chắn sẽ bổ sung đầy đủ chất và giúp trẻ không bị ngán.
Dinh dưỡng từ cá hồi tốt cho bé
Cá hồi có tốt cho sự phát triển của trẻ không?
Cá hồi là một trong những loại hải sản lý tưởng không chỉ cho người lớn mà còn trẻ nhỏ. Chúng chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như Protein, Omega 3, Omega 6, Omega 9, DHA, EPA…
Trong đó, chất béo không no omega-3 cần để tạo màng tế bào thần kinh và có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch, DHA, EPA là hai dưỡng chất tốt nhất cho não bộ của trẻ và nhiều vi chất thiết yếu khác.
>>> Lưu ý:
- Trong 3 năm đầu đời, trẻ phát triển não bộ nhanh nhất cả về trọng lượng lẫn chức năng và đạt đến độ hoàn thiện 80% so với não bộ người trưởng thành.
- Khi quá trình này diễn ra đòi hỏi cơ thể phải huy động lượng chất béo rất lớn, trung bình chiếm 40% khẩu phần ăn hàng ngày. (Trích: bác sĩ Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng Hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam).
Nên các mẹ cần biết cách bổ sung và cân bằng lượng chất béo thực vật và chất béo động vật theo tỷ lệ thích hợp: Tham khảo chi tiết: tại VN-Express.
Bé mấy tuổi có thể ăn cá hồi và lượng cá hồi nên ăn
Dù những những chất trong cá hồi có khả năng hỗ trợ để bé thông minh hơn, đẩy lùi tăng động, mất tập trung, giúp mắt khỏe và sáng hơn, cải thiện tim mạch và giúp cơ bắp của bé chắc khỏe, tóc mượt và da mịn màng hơn, …
Tuy nhiên theo chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Kim Mai giải đáp trong buổi phỏng vấn với News Zing thì nên cho trẻ ăn cá ít nhất 3 lần/tuần và chỉ nên cho trẻ từ 7 tuổi trở lên ăn hải sản hay cá thường là tốt nhất, đặc biệt phải ăn từ ít một để tránh dị ứng và thích nghi dần
Như thế tùy theo độ tuổi mà các mẹ có thể điều chỉnh lượng cá hồi cho bé như sau:
Tùy theo độ tuổi và khẩu phần ăn của bé mà mẹ có thể điều chỉnh lượng cá hồi cho các bữa ăn dặm hợp lý như sau:
- Bé từ 7 – 12 tháng tuổi: mỗi bữa có thể ăn từ 20 – 30g cá hồi
- Bé từ 1 – 3 tuổi: mỗi bữa ăn 30 – 40g cá hồi
- Bé từ 4 tuổi trở lên: mỗi bữa ăn khoảng 50 – 60g
Khi cho bé ăn cá hồi, phụ huynh cần lưu ý điều gì?
- Cần lực chọn cá hồi tươi
- Sau khi ăn cá hồi không nên cho trẻ ăn các loại hoa quả như nhỏ, hồng, … vì sẽ giảm thành phần dinh dưỡng có trong cá hoặc nặng hơn còn có thể kích thích hệ tiêu hóa, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn.
- Nên cho trẻ ăn từng ít một để theo dõi xem bé có bị dị ứng không.
Như thế cá hồi là một trong những loại cá rất tốt cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt cá hồi có thể chế biến thành nhiều món ăn ngay cả cho bé đang ở đội tuổi ăn dặm và lớn hơn.
Tuy nhiên trước chế biến bất kỳ món ngon nào từ cá hồi cho bé, các mẹ cũng cần biết cách khử mùi tanh cá hồi dưới đây.
Cách khử mùi tanh
- Cách 1: ngâm cá với nước cốt chanh (giấm) khoảng 5-10 phút, rồi rửa sạch lại, lưu ý đừng ngâm quá lâu vì cá sẽ mất độ tươi vốn có.
- Cách 2: ngâm cá với nước muối 70% hay sát trực tiếp muối hột vào cá. Và ướp cá với một ít tiêu hoặc quế. (Nhưng với bé dưới 4 tuổi thì không thể ướp tiêu).
- Cách 3: ngâm cá hồi với một ít sữa tươi không đường, cách này không chỉ giúp cá không tanh mà còn tăng độ tươi cho cá nữa đấy.
Cách chế biến cá hồi cho trẻ ăn cơm
Ruốc cá hồi
- Đầu tiên chuẩn bị nguyên liệu gồm: 500g cá hồi, 200ml sữa tươi không đường, 2 củ sả, 1 nhánh gừng và gia vị.
- Tiếp theo chỉ cần ngâm cá hồi vào sữa tươi trong 30 phút, sau đó để ráo, gừng sả đập dập không quá nhuyễn.
- Cho xửng hấp vào nồi, bắt lên bếp đun sôi nước, rồi cho cá hồi vào xửng hấp cùng với gừng sả trên mặt, hấp cách thủy trong 10 phút cho đến khi cá chín.
- Cuối cùng nhân lúc cá vừa chín dùng chày nghiền nhỏ cá dễ dàng. Rồi bật bếp lửa nhỏ, cho cá đã nghiền vào đảo đều đến khi thịt cá bắt đầu khô thì nêm nếm 1 thìa canh dầu ăn, 2 thìa canh nước mắm cho ruốc có vị vừa ăn. Tiếp tục xao ruốc cho đến khi khô ráo có màu vàng như trong hình dưới là được.
2 cách làm cá hồi áp chảo cho bé
Cá hồi áp chảo với cam đầy dinh dưỡng
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: 500g cá hồi, 1 quả cam, ½ miếng bơ lạt nhỏ, gừng, 1 ít bột năng và gia vị.
- Đầu tiên chế biến cá hồi: sau khi mua cá về, các mẹ rửa sạch với nước và gừng đập dập. Rồi bắt chảo lên bếp lửa cho nóng, bỏ bơ vào chiên áp chảo cho cá vàng đều 2 mặt là được, cho cá ra dĩa.
- Tiếp theo chế biến nước sốt: ½ trái cam vắt lấy nước, ½ cam còn lại gỡ thành tép nhỏ, vỏ cam được loại bỏ phần cùi trắng và sắt thật mỏng. Bắc hỗn hợp nước cam, 1 ít bột năng và xíu nước lên bếp, đun lửa nhỏ, khuấy đều đến khi được hỗn hợp sền sệt thì cho vỏ cam vào, nêm nếm vừa ăn với một ít nước mắm là có thể tắt bếp.
- Cuối cùng được món cá hồi áp chảo với cam bổ dưỡng, thơm ngon: chỉ cần đổ sốt vừa chế biến lên cá hồi đã áp chảo là có thể ăn rồi hoặc có thể dằm nát cá rồi cho vào hỗn hợp sốt còn nóng trên bếp để món ăn nóng hổi và dễ ăn hơn với các bé nhỏ.
Cá hồi áp chảo bơ tỏi đơn giản cho bé
Cá hồi áp chảo bơ tỏi nhanh chóng
Món cá hồi áp chảo với cam rất ngon, kết hợp dinh dưỡng của cá hồi với cam nhưng lại khá cầu kỳ và bạn muốn một món đơn giản hơn thì đừng bỏ qua cá hồi áp chảo bơ tỏi này nhé.
- Chuẩn bị: 500g cá hồi, bơ, tỏi, hành tím và gia vị.
- Chế biến cá hồi: Cá hồi rửa sạch, để ráo ướp với tỏi, hành tím băm nhỏ, chút muối và tiêu (để bớt tanh). Bắt chảo dầu lên bếp, bật lửa nhỏ cho dầu nóng thì cho bơ vào, bơ tan thì cho cá hồi vào chiên vàng 2 mặt, rồi cho cá hồi ra dĩa.
- Làm nước sốt: bắt chảo dầu lên bếp, để lửa nhỏ phi tỏi, tỏi vàng thì cho xíu nước tương, đường, đảo đều cho tan gia vị, vừa sôi thì tắt bếp.
Cuối cùng chỉ cần chế nước sốt lên dĩa cá hồi đã áp chảo là có thể dùng.
Lườn cá hồi kho tương
- Chuẩn bị nguyên liệu: lườn cá hồi, nước màu, nước tương và gia vị.
- Ướp cá, pha nước sốt: cá hồi làm sạch, để ráo, cắt vừa ăn, ướp với một ít muối ớt trong 15 – 20 phút. Pha nước sốt gồm 3 muỗng cà phê nước tương + 1 muỗng cà phê đường, khuấy đều cho tan hết.
- Chiến biến: Cho cá hồi vào nồi, chế nước sốt lên, bắt lên bếp, đun cho sôi rồi cho nước màu vào. Cuối cùng hạ lửa nhỏ trong 15 – 20 phút đến khi được nước dùng sền sệt thì nêm nếm lại cho vừa ăn là tắt bếp được.
Cá hồi kho bí đỏ
- Chuẩn bị nguyên liệu: 400g cá hồi phi lê, 3 miếng bí đỏ, 5 quả cà chua bi, sả, hành khô và gia vị.
- Sơ chế: cá hồi khử tanh, rửa sạch, để ráo, cho vào nồi. Bí đỏ và cà chua bi cắt miếng, còn sả thì đập dập cắt khúc, hành tím băm nhỏ, cho vào nồi cá.
- Ướp cá, nguyên liệu trong 30 phút và hoàn thành món ăn: với một ít dầu ăn, nước mắm, đường, bột nêm. Tiếp theo bắt nồi cá bếp, vặn lửa nhỏ đến khi nước sôi thì cho ít nước sôi vào đun tiếp cho đến khi bí đỏ chín, nước dùng sền sệt, nồi cá dậy mùi thơm là được.
Cháo cá hồi cho bé ăn dặm nấu với rau gì?
Cá hồi là thực phẩm cực kỳ dinh dưỡng và có thể kết hợp với nhiều loại rau, củ quả để có được những món ăn ngon, hấp dẫn, đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt với chứng biến ăn thì danh sách món cháo đa dạng, dày đặt dưới đây thì mẹ sẽ không phải lo lắng hôm nay phải nấu cháo cá hồi với rau gì để bé không ngán đâu.
- Cụ thể, cháo cá hồi có thể kế hợp với bí đỏ, củ dền, rau dền, rau cải bó xôi, rau cải xanh, cà rốt, hành – thì là, rau ngót,… không chỉ tạo thành sản phẩm cháo ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa và không bị ngán nữa.
- Dù bất kỳ món cháo nào thì đầu tiên các mẹ cũng cần khử tanh cho cá thật kỹ, rửa sạch, để ráo hoặc dùng giấy thấm dầu để làm khô cá rồi thái hoặc băm nhỏ rồi mới chế biến.
- Đặc biệt khi nấu cháo, mẹ cần thường xuyên với bọt và khuấy đều để cháo nhừ đều và ngon hơn.
Cháo cá hồi cà rốt rau cải
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: cá hồi, cà rốt, cải bó xôi, hành tím, phô mai và gia vị đầy đủ.
- Chế biến nguyên liệu: Bắt bếp dầu để khử hành tím băm nhỏ, rồi cho cá hồi vào xào, tùy theo bé mà mẹ có thể tán cá hồi ra nhuyễn cho phù hợp. Cà rốt luộc chín, tán nhuyễn. Rau cải chọn cọng non luộc chín qua bằng nước cà rốt.
- Hoàn thành món cháu: Bắt bếp nấu cháo trắng như bình thường. Khi cháo chín thì cho cá và cà rốt vào khuấy đều đến khi sôi lăn tăn thì cho cải vào đảo đều 1 lần nữa. Chờ cháo sôi trở lại thì tắt bếp, cho thêm 1 thìa cà phê dầu oliu, 1 viên phô mai để món ăn được bổ dưỡng hơn.
Cháo cá hồi nấu với bí đỏ
- Chuẩn bị nguyên liệu: cá hồi, bí đỏ, gừng, hành lá và gia vị.
- Chế biến nguyên liệu: Cá hồi chần với nước sôi cùng với một ít lát gừng giúp khử mùi tanh cá, gỡ phần xương và thịt cá ra riêng. Dùng phần xương cá để nấu cháo, phần thịt cá thì làm ruốc cá hồi. Bí đỏ sơ chế sạch, cắt nhuyễn.
- Làm ruốc: tán nhuyễn phần thịt cá hồi rồi bắt lên chảo nóng đảo đều, đến khi thịt khô thì cho thêm chút muối, nước mắm, đường cho vừa ăn. Tiếp tục sao ruốc đến khi không còn bốc hơi, đảo nhẹ tay hơn, phần thịt nhìn bông lên có màu vàng đẹp mắt là được.
- Hoàn thành cháo cá hồi bí đỏ: Trong lúc làm ruốc thì bắt nồi cháo lên nấu với xương cá hồi đến khi cháo nhừ thì vớt xương ra, cho bí đỏ vào, tiếp tục nấu cháo và bí đỏ nhừ. Khi cháo và bí đỏ nhừ thì chỉ cần nêm nếm lại gia vị, tắt bếp.
Cháo cá hồi đậu xanh tăng cường hệ miễn dịch
Cháo cá hồi đậu xanh chế biến khá đơn giản cũng giống như nấu cháo thông thường thôi. Đầu tiên sơ chế cá hồi, để ráo và ướp với ít gia vị dành riêng cho bé ăn dặm trong 15 – 20 phút, sau đó bắt chảo dầu phi hành tím cho thơm để chiên áp chảo cá hồi, cá chiên xong thì dằm ra cho nhuyễn.
Trong thời gian đó, các mẹ bắt đậu xanh lên bếp nấu cháo đến khi cháo nhừ thì cho cá hồi đã được dã nhuyễn vào, đun sôi lần nữa là tắt bếp được rồi. (Lưu ý để nấu cháo nhanh hơn có thể ngâm đậu xanh trong vài tiếng với nước nóng trước khi bắt đầu nấu cháo).
Cháo cá hồi nấu với củ dền, khoai môn giàu dinh dưỡng, đẹp mắt
- Chuẩn bị nguyên liệu gồm: cá hồi, củ dền, khoai môn, hành củ.
- Trước tiên bắt nồi cháo lên bếp như bình thường.
- Chế biến cá hồi: cá hồi làm sạch, ướp với gia vị ăn dặm cho bé, rồi bắt chảo dầu lên khử hành tím băm nhuyễn để chiên áp chảo cá hồi, tiếp theo dầm nhuyễn cá hồi chiên đã chiên.
- Nấu cháo và sơ chế nguyên liệu khác: Củ dền và khoai môn làm sạch, cắt nhỏ, luộc chín rồi cho vào cối xay xay nhuyễn. Đến khi cháo nhừ thì cho củ dền, khoai môn và cá hồi vào, đảo đều, đun sôi cháo lại rồi nêm nếm gia vị vừa ăn là có thể nhắc bếp.
Để có được món ăn ngon, giàu dinh dưỡng thì một yếu tố tiên quyết chính là nguyên liệu tươi, ngon. Vậy làm sao để chọn được cá hồi tươi dù là cá hồi nguyên con hay cá hồi fillet?
Mách mẹ cách chọn cá hồi tươi, ngon
- Trường hợp mua cá hồi nguyên con: cá xám tươi, vảy còn sáng, mắt cá sáng trong không kéo màng đục. Khi dùng ngón tay ấn vào thịt cá thì thịt đàn hồi tốt, không lưu lại dấu tay. Đặc biệt, khi uốn cong thân cá và bỏ tay ra thì không có vết nhăn.
- Trường hợp mua cá hồi fillet: chọn cá có màu cam tươi hoặc cam sậm, đẹp mắt, vân mỡ phân bố đều, trắng sáng mịn màng. Nếu dùng ngón tay ấn vào thịt không để lại vết lõm, thịt cá đàn hồi cao thì chính là cá tươi ngon rồi đấy.
Trên đây là bài viết thông tin về dinh dưỡng cá hồi cho bé, cũng như cách chế biến cá hồi cho bé ăn dặm, ăn cơm đang được các bà nội trợ áp dụng tại Việt Nam, hy vọng đã giúp các mẹ bớt đau đầu không biết phải chế biến món gì với cá hồi cho bé. Dù cá hồi rất có lợi cho sự phát triển của trí não, tim mạch của bé nhưng chúng cũng chứa nhiều chất độc tương đối cao như là chất asen, thủy ngân, dioxin, … vì thế các mẹ cần chế biến cẩn thận, cho trẻ ăn đúng lượng cần thiết, không quá lạm dụng và kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác để giúp trẻ phát triển toàn diện.