Như các bạn đã biết, Cá là thực phẩm bổ dưỡng, là món ăn ngon được chế biến với nhiều cách đa dạng, phong phú…Hãy để Ngoctan tìm hiểu và tổng hợp giúp bạn các loài cá nước ngọt ngon nhất để dùng khi chế biến món ăn nhé!
Cá lóc
Cá lóc còn có thêm một tên gọi khác là cá quả, sống chủ yếu ở sông hồ từ miền Bắc vào Nam, nổi tiếng với hương vị thơm ngon, lành tính lại rất mát, đa số mọi người ai ăn cũng mê. Trọng lượng cá lóc có thể nặng tới 5 – 7kg và trung bình sống được từ 4 – 5 năm với đặc điểm thân cá hình trụ dài, miệng rộng và hàm răng sắc.
Dưới góc nhìn của bảng thành phần giá trị dinh dưỡng, cá lóc được ví như một loại thực phẩm chức năng mang lại nguồn dinh dưỡng vô cùng dồi dào và phong phú, giàu axit amin và axit béo. Trong thịt cá lóc có hàm lượng protein hữu ích lipid và vitamin A cùng hàm lượng vô cùng dồi dào omega 6 và axit docosahexaenoic (DHA) rất có lợi cho sức khỏe.
Một số món ăn ngon và phổ biến nhất được chế biến từ cá lóc có lẽ vẫn là canh chua, cá lóc kho tộ, cá lóc nhồi thịt, cá lóc hấp toàn là những món ăn ngon mà ai cũng muốn thưởng thức.
Cá kèo
Cá kèo là loại cá sống ở cả vùng nước mặn và nước lợ, phân bố yếu ở vùng biển thuộc các tỉnh vùng Tây Nam Bộ. Đặc điểm thịt cá kèo ngon vì độ mềm, tươi và xen lẫn vị hơi đắng nhưng ăn vô cùng đưa miệng.
Cá kèo với thân hình trụ dài, thân phủ một lớp vảy bé, màu thân xám hơi vàng, đầu hơi nhọn, mõm tù. Kích thước cá nhỏ, chiều dài thân ít khi vượt quá 25cm, trọng lượng cơ thể trung bình chỉ có 30 – 40 gam.
Thành phần dinh dưỡng cá kèo giàu Protein, ít chất béo, còn có nhiều vitamin B2, D, E, PP và khoáng chất Ca, P, Fe, S, Fe, P, Ca…Dùng cá kèo rất tốt giúp chữa ăn kém, bụng đầy khó tiêu, ho đờm, nhức mỏi chân tay, phụ nữ có thai và nuôi con,…
Cá kèo nổi tiếng với cách nấu của người Nam Bộ đó là món cá kèo kho rau răm the the đậm, đà, lẩu cá kèo hoặc cá kèo kho tiêu.
Cá rô phi
Cá rô phi sống chủ yếu ở kênh rạch, sông suối và ao hồ. Cá rô có thể sống trong môi trường nước ngọt, nước lợ và nước phèn nhẹ. Thân cá rô phi có màu hơi tím cùng với vảy sáng bóng, xuất hiện 9 – 12 sọc đậm chạy song song từ lưng xuống bụng. Chiều dài có thể tới 0.6m và nặng khoảng 4kg, thường thì cá rô phi đực có tốc độ lớn nhanh hơn so với con cái.
Ngoài protein thì loài cá này còn có hàm lượng vitamin, khoáng chất, niacin, vitamin B12, phốt pho, selen và kali cao.
Để gia tăng vị béo của thịt cá rô, hãy làm món cá rô kho tộ, cá rô nướng và nấu canh rau cải. Hoặc món cá rô chiên giòn để chấm với nước mắm chanh, ớt, tỏi băm nhuyễn chính là những món ăn ngon để thiết đãi gia đình mình.
Cá diêu hồng
Cá diêu hồng là loại cá phổ biến ở các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cá diêu hồng có vị ngọt, tính bình, không độc, tác dụng bổ khí huyết, bổ ngũ tạng, bổ dưỡng dùng cho nhiều bệnh nhất là người già suy nhược, trẻ em còi cọc kém ăn chậm lớn.
Kích thước cá nhỏ, có xương hơi nhiều. Thịt cá trắng, ít khi bị tanh, mềm và rất ngon. Các món có thể chế biến cùng cá diêu hồng như nấu canh cá diêu hồng hoặc hấp với các gia vị gừng, hành, ớt sẽ rất thơm ngon. Ngoài ra cá chiên với sả ớt, phơi 1 nắng rồi nướng, chiên giòn tan ăn kèm cơm trắng thì đưa cơm lắm đấy.
Cá ba sa
Cá ba sa là cá nước ngọt có đầu bằng, mắt to, trán rộng, râu mép kéo dài tới gốc vây ngực hoặc quá một chút. Điều kiện sống của cá ba sa: Hàm lượng oxy trong nước thấp; Độ pH = 4,5; Độ mặn của nước khoảng từ 0.8 – 1%.
Dinh dưỡng tuyệt vời từ cá ba sa đem lại nhờ hàm lượng calo thấp và hàm lượng protein cao, một thực phẩm có lợi cho người đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân. Trong cá basa chỉ chứa 5 gam chất béo không bão hòa như axit béo omega-3. Đây là một chất béo quan trọng để duy trì sức khỏe tối ưu của cơ thể và não bộ.
Thịt cá béo ngậy, thơm ngon chế biến được rất nhiều món, thích hợp cho cả việc ăn lẩu. Một số món hay nấu: Cá ba gai om măng chua cay, hay nấu chuối, mỗi món đều có nét riêng cùng cách nấu khác nhau tạo sự khác biệt cho người dùng.
Cá chim trắng nước ngọt
Cá chim trắng nước ngọt là cá có nguồn gốc từ vùng sông suốt Amazon, được nhập về Việt Nam vào năm 1998. Cá chim trắng chủ yếu sống trong ao nước ngọt ở tầng giữa và tầng đáy, có tập tính kiếm ăn theo đàn.
Hình dáng tương tự cá chim ngoài biển. Thân hình cá chim trắng gần như phẳng, vây đuôi chẻ cùng với vây ngực dài, là loại cá ít vảy. Có tốc độ sinh trưởng nhanh lên cá chim thường rơi vào 5-6kg/ con. Thịt cá mềm thơm, ít xương và giai chắc ở phần thịt cá.
Với thành phần dinh dưỡng có hàm lượng chất béo cao cung cấp canxi, vitamin A và D và vitamin B12. Chứa một hàm lượng vitamin B12 nên cá vô cùng quan trọng đối với hệ thần kinh. Chưa kể còn chứa một hàm lượng i-ốt tốt, rất quan trọng cho tuyến giáp. Do vậy loại cá này tốt cho thị lực, tóc và giúp da khỏe mạnh.
Món ngon có thể chiến biến được không thể thiếu cá chim kho tiêu, chim rán ăn kèm cơm. Hay là cá chim sốt cà chua sền sệt ngậy béo cùng với cà chua đỏ tạo lên một món ăn vô cùng thích thú cho các bạn nhỏ.
Cá dầm xanh
Cá dầm xanh là một loài cá quý, ngon chỉ dùng để tiến vua trong thời xưa sinh sống chủ yếu ở các dòng suối. Loài cá dầm xanh có xương mềm, phần thịt cá ngọt, trứng cá bùi lại ngầy ngậy vô cùng hấp dẫn.
Hơn nữa, dinh dưỡng của thịt của cá dầm xanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm, protein, canxi, chất béo, chất khoáng, vitamin…Cá dầm xanh nấu cháo cho người mới ốm dậy tẩm bổ, món hấp cho người cao tuổi, trẻ em bổ sung canxi thì làm cá dầm chiên giòn.
Cách món làm từ cá như: cháo cá dầm xanh, cá dầm xanh nướng muối ớt, gỏi cá dầm xanh với rau rừng thơm ngon, hay chiên cá dầm xanh lên và dùng với nước sốt,….. phù hợp với mọi lứa tuổi trong gia đình bạn.
Cá trắm cỏ
Cá trắm cỏ đang nuôi ở nước ra là giống cá được nhập từ Trung Quốc từ năm 1958. Thân cá thon dài, bụng tròn, miệng rộng, hàm trên thường dài rộng hơn hàm dưới, có dạng hình tròn, lượng vảy cá lớn. Giống cá này sống ở tầng giữa và tầng dưới, ưa nước sạch, phù hợp với: Nhiệt độ nước từ 0 – 25 độ C.
Cá trắm là một trong những thực phẩm quen thuộc và cung cấp giá trị dinh dưỡng cho cơ thể rất nhiều. Vậy nên, cá trắm được nhiều bà nội trợ ưa chuộng lựa chọn để chế biến thành những món ăn hấp dẫn cho gia đình. Là thức ăn dễ tiêu hóa, mỡ cá như một loại axit béo không no có tác dụng chống lão hóa với người lớn tuổi và phát triển trí não với trẻ em.
Cá trắm thường dùng nấu canh chua, cá trắm cỏ hấp hành, cá kho sả gừng, cá chiên xù…
Cá chép
Cá chép là giống cá nước ngọt được người dân nuôi trong nghề từ rất sớm ở nước ta. Cá chép sống cả ở tầng đáy, giữa và tầng mặt của ao, hồ, đầm, sông, nơi nguồn nước chứa nhiều mùn bã hữu cơ, cỏ nước, với điều kiện sống khắc nghiệt thế nào cá vẫn phát triển tốt.
Với chất lượng thịt cá thơm ngon bổ dưỡng, chế biến được nhiều món ăn phong phú đa dạng. Nói đến món cháo cá chép bổ dưỡng dành cho bà bầu, trẻ em vừa ngon lại đem tới nhiều giá trị bổ dưỡng cho sức khỏe. Cá chép hấp bia hay là cá chép chiên giòn đều là những sự lựa chọn cho gia đình cùng bữa cơm hàng ngày.
Cá bống tượng
Cá bống tượng được phân bố ở vùng sông nước Nam Bộ là chính. Đây là giống cá có kích thước lớn, chất lượng thịt thơm ngon nên được khai thác triệt để. Điều kiện sống lý tưởng cá chủ yếu sống ở nước có độ mặn không vượt quá 13‰. Độ pH = 5,5 – 8,3.
Dinh dưỡng từ cá bống đem lại vô cùng lớn như bổ thận, lợi thủy và an thai. Được sử dụng cho những trường hợp cơ thể suy kiệt, yếu mỏi tay chân, ho suyễn, tiêu hóa kém. Chưa kể tới lượng collagen phong phú trong cá có tác dụng tăng cường sức khỏe và làm đẹp da. Cá bống được xem là thực phẩm lý tưởng cho làn da của các phái nữ, làm giảm các vấn đề như tóc khô rụng, da khô, gàu.
Cá bống rất dễ làm và ăn bởi lẽ thịt cá bống cứng chắc và rất thơm, với món ăn ngon, hấp dẫn từ cá bống phải kể đến cá bống kho khô. Ngoài ra còn làm được cá bống hấp nấm, canh rau răm cá bống,…..
Bài viết trên là top 10 loài cá phổ biến, giá trị dinh dưỡng cũng như môi trường sống đặc trưng của các loài cá, cách chế biến sao cho ngon và phù hợp nhất mà Ngoctan muốn chia sẻ với bạn. Hãy thử dùng không gian bếp nhà mình để thực hiện chế biến các loài cá nước ngọt ngon nhất của Việt Nam bạn nhé!