Như các bạn đã biết từ ngàn xưa, ông bà ta đã có câu “chim, thu, nhụ, đé” để chỉ bốn loại cá ngoài biển lành tính và giàu chất dinh dưỡng, là sản vật quý giá của thiên nhiên ban tặng con người. Theo khoa học, cá thu chứa nhiều chất sắt, phốt pho, canxi, Omega 3, … nhiều loại vitamin hỗ trợ ngăn ngừa nhiều bệnh.
Đặc biệt với trẻ em cá thu rất tốt cho trí não và hoạt động của mạch máu, tuy nhiên không phải ai cũng biết cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm không tanh, giàu dinh dưỡng mà không làm cho bé ngán.
>>> Bạn có biết: Omega 3 là gì và có trong thực phẩm nào?
Cách nấu cháo cá thu cho bé ăn dặm đúng chuẩn tốt cho sức khỏe
- Bước 1: Rửa sạch cá thu với nước muối, rồi cho vào nước sôi để luộc chín.
- Bước 2: Vớt cá ra gỡ lấy thịt, bỏ xương. Còn nước cá thì dùng để nấu cháo.
- Bước 3: Bắt bếp, phi tỏi cho thơm rồi cho phần thịt cá thu vào đảo thật đều tay có thắm gia vị.
- Bước 4: Khi cháu nhừ thì cho cá thu vào, tắt bếp, cho cháu ra chén thêm một ít rau mùi đã luộc sơ nhé!
Để bổ sung nhiều chất dinh dưỡng, cũng như để bé tập làm quen với nhiều vị thức ăn khác nhau, các mẹ còn có thể kết hợp linh hoạt cháo cá thu với nhiều loại rau, củ quả.
>>> Bạn có biết: Cách chọn cá thu ngon nhất?
Cháo cá thu nấu với rau gì
Cháo cá thu có thể nấu đơn giản với rau mùi như trên hoặc kết hợp với đậu xanh, rau muống, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, khoai lang, khoai tây, cà chua, mồng tơi, rau muống, rau ngót, rau dền, cải bó xôi…
>>> Xem ngay: Cách chế biến cá thu một nắng đông lạnh an toàn
Bà bầu ăn cá thu được không – Những điều cần lưu ý khi ăn cá
Cá thu là một trong những loại cá biển giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt rất giàu omega 3 cần thiết cho não bộ của bé, tuy nhiên đây cũng là một trong những loại hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao.
Vậy bà bầu ăn có thu được không và những điều cần lưu ý khi ăn cá với mẹ thời kỳ thai kỳ là gì?
Giám đốc khoa học của FDA, tiến sĩ Stephen Ostroff, cá là một thực phẩm vô cùng quan trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé, nếu bỏ qua người dinh dưỡng này thì quả là một thiếu sót lớn.
Vì thế ông khuyến cáo phụ nữ mang thai nên ăn mỗi tuần 230-340 g cá có lượng thủy ngân thấp như tôm, cá hồi, cá rô phi, cá da trơn và cá tuyết. Và không khuyến khích dùng những loại cá có lượng thủy ngân cao như cá kình, cá kiếm, cá thu, cá mập, … (Tham khảo: vnexpress)
Tuy nhiên khi ăn cá các mẹ nên lưu ý: nên ăn cá đã được nấu chín kỹ, không ăn các món cá chưa kỹ như gỏi cá, rất dễ bị các loại virus và vi khuẩn xâm hại.
Các mẹ đã biết lợi ích của Omega 3 với trẻ từ khi còn trong bụng mẹ?
Theo một số nghiên cứu, Omega 3 được bổ sung cho trẻ dưới 7 tuổi từ khi còn trong bụng mẹ sẽ có tác dụng rất lớn, giúp phát triển trí não, thị giác, có khả năng tập trung và phản xạ tốt.
Không chỉ tốt cho bé, Omega 3 còn giúp mẹ giảm nguy cơ dị ứng, nguy cơ tiền sản giật, sinh non hoặc trầm cảm sau sinh.
>>> Xem thêm: Omega 3 có trong thực phẩm nào?
Ngoài các loại cá đã được giới thiệu ở trên, Acid béo omega-3 cũng có nhiều trong các loại hạt (bí ngô, vừng, hướng dương), quả óc chó, trứng, bánh mỳ, nước hoa quả, súp lơ trắng, đậu phụ hay rau lá xanh thẫm.
Các mẹ lưu ý không chỉ trong quá trình mang thai mà trong quá trình nuôi con bú, các mẹ cũng cần bổ sung đầy đủ Omega 3 vì chất dinh dưỡng bé hấp thụ phụ thuộc chủ yếu vào sữa mẹ.
Vậy bạn không còn băn khoăn bà bầu có ăn cá thu được không nữa nhé, bà bầu không được ăn cá thu đâu, nếu sợ không đủ chất dinh dưỡng thì bạn có thể dùng những loại thực phẩm bổ sung khác.
*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, tùy theo tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi mà bạn nên có chế độ dinh dưỡng phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.
Qua bài viết của ngoctan các mẹ đã nắm được cách nấu cháo thu cho bé ăn dặm, cùng những thông tin cơ bản hữu ích cần lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé rồi đúng không. Quá trình ăn dặm rất quan trọng đến sức khỏe, sự phát triển, cũng như khẩu vị của bé sau này, các bạn cần tìm hiểu kỹ nhé!
Bích Ngọc
>>> Bạn có thể quan tâm: