Top 5 cách bảo quản bánh mì giòn tan, thơm lâu như “mới ra lò”

5/5 - (1 vote)

Bánh mì được biết đến là món ăn quen thuộc trong những bữa sáng của nhiều người. Tuy nhiên, khi để lâu chúng rất dễ bị khô cứng hoặc mềm ỉu, không còn thơm ngon và có độ giòn rụm như lúc đầu nữa. Vậy bạn đã biết cách bảo quản bánh mì đúng chuẩn hay chưa? Hãy cùng Ngoctan khám phá bí quyết ngay nhé!

cách bảo quản bánh mì
5 cách bảo quản bánh mì đơn giản, hiệu quả – Bạn có thể áp dụng để giữ được sự thơm ngon của bánh mì

Khám phá mẹo bảo quản bánh mì qua đêm hiệu quả

#1. Sử dụng giấy báo

Vào 1 đến 2 ngày đầu sau khi bánh mì vừa được mua về, lúc này bánh “vừa ra lò” và vẫn còn mới. Do đó, cách bảo quản đơn giản nhất để giữ bánh giòn ngon là các bạn hãy bọc chúng lại trong giấy báo, chú ý bọc kín hai đầu và sau đó cứ để ổ bánh mì ở nhiệt độ phòng thông thường, như trên bàn ăn hay trên bếp tùy ý. 

cách bảo quản bánh mì bằng giấy báo

Cách bảo quản bánh mì với giấy báo này có ưu điểm là rất nhanh gọn, đơn giản và giúp giữ bánh mì được ngon thơm, vỏ giòn ruột ẩm. Tuy nhiên, với cách làm này bạn có thể giữ được bánh mì có độ giòn trong khoảng 1 ngày và chỉ áp dụng với bánh mì không nhân nhé.

#2. Bảo quản bánh mì với ngăn đông tủ lạnh

Đầu tiên, bạn cần phải chuẩn bị một chiếc túi và tốt nhất là loại túi zip vì túi rất kín, sạch sẽ và dễ sử dụng. Cho toàn bộ bánh mì vào trong túi, sau đó bạn ép hết không khí đang có trong túi ra ngoài, kéo miệng túi zip lại thật chặt, không chừa ra khoảng hở nào thì mới đặt túi vào ngăn đá tủ lạnh sẽ giúp việc bảo quản bánh mì được tốt hơn.

cách bảo quản bánh mì bằng tủ đông

Lưu ý: Nếu ổ bánh mì của bạn quá lớn, hãy tiến hành cắt chúng thành nhiều lát nhỏ hay khúc nhỏ tùy theo khẩu vị trước khi bỏ vào túi để tránh tình trạng rã đông và tái đông lại chiếc bánh nhiều lần, gây mất hương vị. 

Ưu điểm của cách bảo quản bánh mì với ngăn đông tủ lạnh là dễ thao tác, đơn giản ai cũng có thể thực hiện, thời gian bảo quản được lâu và an toàn. Tuy nhiên với cách bảo quản này, bạn cần rã đông và nướng lại từng lát bánh mì rồi mới ăn để bánh được giòn lại nhé!

#3. Bảo quản bánh mì bằng rau cần tây

Bạn đã bao giờ nghe đến một phương pháp bảo quản bánh mì bằng rau cần tây giúp bánh được giòn ngon như mới hay chưa? 

cách bảo quản bánh mì bằng cần tây
  • Đầu tiên bạn phải chuẩn bị 1 – 2 bẹ rau cần, đem rau đi lặt bỏ toàn bộ phần gốc, sau đó rửa sạch và để thật ráo khô nước hoàn toàn. Nếu rau còn độ ẩm và ướt, chúng sẽ làm chiếc bánh của bạn bị hỏng mốc, ỉu và hỏng nhanh hơn. 
  • Sau đó bạn chuẩn bị một chiếc túi sạch và kín, bỏ bánh mì vào, cho thêm vài cọng rau cần đã chuẩn bị vào đó. Cuối cùng là buộc hay thắt chặt miệng túi lại là hoàn thành.
  • Lưu ý: Đối với những ổ bánh mì còn nóng, bạn hãy đợi chúng nguội hẳn rồi mới bỏ vào túi nhé. 

Cách bảo quản bánh mì với rau cần rất nhanh gọn thuận tiện lại an toàn, nguyên liệu dễ kiếm hiệu quả cao. Tuy nhiên, đối với những ai không thích mùi đặc trưng, khá nồng của rau cần thì có thể lựa chọn phương pháp khác bạn nhé.

#4. Bảo quản bánh mì bằng đường

So với rau cần tươi thì đường cũng chính là cách bảo quản bánh mì có tác dụng kéo dài lâu hơn hẳn, khá dễ để thực hiện. 

cách bảo quản bánh mì bằng đường

Đơn giản lắm, bạn chỉ cần cho ổ bánh mì vào chiếc túi zip sạch, rồi bỏ thêm một viên đường nâu vào trong đó. Độ ẩm trong túi nếu có chắc chắn sẽ bị đường hút hết, từ đó có thể giúp cho ổ bánh của bạn giữ nguyên độ thơm ngon, thậm chí còn độ giòn đến vài ngày đấy nhé.

Ưu điểm của phương pháp này chắc chắn là sự đơn giản, hiệu quả tốt và an toàn cao, thời gian bảo quản cũng lâu hơn bằng chính những nguyên liệu hoàn toàn sẵn có. Tuy nhiên cần lưu ý chỗ đổ để bánh mì vì kiến rất dễ bị thu hút bởi đường đấy nhé, ngoài ra nếu nhiệt độ quá cao có thể khiến đường bị chảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng của bánh mì.

#5. Bảo quản bánh mì bằng nước và than hồng

Đây là cách bảo quản bánh mì cực kỳ hữu ích trong trường hợp bánh mì bị ẩm ỉu và hóa mềm, không còn giữ được giòn nữa do để trong nhiệt độ phòng lâu.

cách bảo quản bánh mì bằng nước và than hồng

Đầu tiên bạn mang phần bánh mì nhúng vào nước sạch hoặc xịt cho ẩm, sau đó mang chúng đi nướng trên than hồng đến khi khô lại. Nếu nhà bạn không có bếp than hồng, hãy áp dụng cách tương tự và nướng bánh mì trong lò vi sóng. 

Với cách này, chỉ sau vài phút, bạn đã có ngay một ổ bánh mì giòn rụm, thơm ngon như mới ra lò rồi. 

Chú ý: 

  • Không thấm quá nhiều nước. 
  • Canh thời gian nướng lại để bánh giòn tới, tránh bị chai bột và xém cháy cạnh vỏ nhé.

Một số thông tin nên biết khi bảo quản bánh mì

Bánh mì Việt Nam có rất nhiều loại như bánh mì không nhân (bánh mì trắng, bánh mì đen…), bánh mì có nhân, bánh mì mặn, bánh mì ngọt, bánh mì đường… Mỗi loại bánh mì này sẽ có một thời hạn và phương pháp bảo quản là khác nhau.

bánh mì

Và để bảo quản bánh mì đúng cách thì bạn cần phải lưu ý một số những thông tin dưới đây:

  • Đối với những loại bánh mì có độ giòn, độ ẩm thấp có thể bảo quản 1 – 3 ngày trong nhiệt độ phòng. 
  • Với những loại bánh mì có độ ẩm cao, kết cấu xốp mềm để giữ bánh được lâu 3- 5 ngày bạn nên bảo quản bánh ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bình thường.
  • Đặc biệt, những loại bánh mì  có nhân như pate, chả, thịt, giò…thì phải bảo quản bánh trong nền nhiều độ thấp để đảm bảo chất lượng, điều kiện lạnh lý tưởng (<2-4 độ C) và thời gian tối đa để bảo quản là một tuần.

Trên đây là cách bảo quản bánh mì đơn giản đúng cách và hiệu quả nhất. Mong rằng với những thông tin mà Ngoctan đã cung cấp sẽ giúp bạn bảo quản được hương vị bánh mì thơm ngon, an toàn nhé!