Liệu mực khô bị mốc có ăn được không? Phải xử lý thế nào?

5/5 - (2 votes)

Mực khô là sản phẩm được chế biến từ mực tươi đánh bắt ở biển, là món ăn đặc sản nổi tiếng. Tuy nhiên, nếu như không biết cách bảo quản đúng cách thì mực khô rất dễ bị mốc. Vậy mực khô bị mốc có ăn được không? Làm sao để xử lý mực khô khi bị mốc đúng cách?

Khô mực bị mốc có ăn được không
Khô mực bị mốc như thế này có ăn được không?

Dấu hiệu biết mực khô bị mốc

Để nhận biết mực khô có bị mốc hay không, bạn chỉ cần qua các giác quan, cụ thể là:

  • Nhìn thấy các đốm lớn màu sắc lạ như màu đen hay màu xanh trên thân mực. Nếu bị nhẹ thì mốc một đám nhỏ, nặng hơn thì mốc trải đều với mật độ dày đặc trên toàn thân mực.
  • Không còn ngửi thấy mùi thơm đặc trưng của mực mà bị mùi hắc khá khó chịu lấn chiếm.
  • Nếu không may ăn phải thì mực bị mốc có vị đắng nghét, tanh nồng rất khó ăn.
  • Đối với mực ngon, khi chọn sẽ thấy có một lớp phấn rất mỏng, khi rơi trên tay chúng tạo cảm giác như lớp bụi, thổi có thể bay. Còn mực bị mốc thì lớp trắng bên ngoài dày, sờ trên tay có cảm giác dính nhớp và ướt, thổi không bay.

Nguyên nhân gây mốc ở mực khô

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng mốc ở mực khô, tuy nhiên phổ biến nhất là do việc bảo quản không đúng cách. Để quên mực khô ở nhiệt độ phòng, không góc bọc cẩn thận, bỏ những nơi có độ ẩm cao hoặc bỏ vào ngăn mát tủ lạnh trong thời gian kéo dài.

Bên cạnh đó, một trường hợp thường xuyên gặp phải là do mua phải mực khô kém chất lượng, mực khô cũ đã để lâu ngày tại các cửa hàng. Bởi vậy, việc chọn địa chỉ uy tín để mua mực khô là yếu tố rất quan trọng mà bạn cần chú ý nhé.

Mực khô bị mốc có ăn được không?

Khi mực khô không được bảo quản đúng cách, để lâu đã bị lên mốc nhiều thì tốt nhất bạn không nên chế biến mà hãy đem vứt bỏ ngay. Đặc biệt là với những loại mực khô đã lên mốc xanh, mốc đen thì tuyệt đối không được sử dụng bởi chúng rất có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. 

Mực khô bị nấm mốc có ăn được không
Mực khô bị mốc có ăn được không? Mách bạn cách xử lý đúng nhất

Cách xử lý mực khô bị mốc 

Cách xử lý sai :

Rửa sạch mực, phơi nắng và sử dụng lại.

Trên thực tế, do mực khô là món ăn ngon bổ dưỡng, được mua với giá khá cao nên khi thấy mực bị mốc nhiều người vì tiếc mà mang rửa sạch, sau đó chế biến để sử dụng. Vậy câu hỏi đặt ra là mực khô bị mốc có ăn được không và xử lý thế nào?

Trong thực phẩm bị nấm mốc có chứa các thành phần gây hại sức khỏe, đặc biệt là nấm mốc sản sinh ra độc tố aflatoxin nên đặc biệt nguy hiểm, có thể gây ung thư.

Khi rửa sạch mực khô và chế biến đun sôi thì vẫn không tiêu diệt được aflatoxin bởi nó là nguyên tố khá bền vững, có khả năng tồn tại ngay cả dưới nền nhiệt cao. Do đó, đem mực khô rửa sạch, đun sôi, phơi nắng là cách xử lý hoàn toàn sai.

Cách xử lý đúng:

Nếu mức độ nấm mốc của khô mực ít, không quá nghiêm trọng thì bạn hoàn toàn có thể tận dụng bằng cách xử lý đúng và an toàn.

Cách xử lý mực khô bị nấm mốc
  • Nếu mốc ở mức độ nhẹ, tức chỉ bị một đám nhỏ thì bạn hoàn toàn có thể cắt bỏ phần bị mốc rồi tiếp tục chế biến.
  • Ngoài ra có thể rửa sạch nấm mốc bằng nước ấm lớn hơn 60 độ C hoặc dùng một tấm vải sạch nhúng dấm axit axetic 5% (citric 3%) lau sạch chỗ mốc rồi đem sấy khô, bảo quản ở nhiệt độ lạnh. 

Trên đây là những dấu hiệu nhận biết mực khô bị mốc và cách để xử lý đúng, an toàn nhất. Chắc hẳn bạn đã có riêng cho mình câu trả lời mực khô bị mốc có ăn được không rồi đúng không nào? Hi vọng rằng chúng sẽ thật sự thú vị và hữu ích dành cho bạn!